III. Sơ đồ công ty kinh doanh theo chuỗi
Kinh doanh theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối, theo đó sở hữu và quản lí tập trung một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻ khác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và cửa hàng/điểm bán lẻ dịch vụ.
Các loại hình kinh doanh theo chuỗi:
- Theo sản phẩm kinh doanh:
– Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa
– Chuỗi kinh doanh/bản lẻ dịch vụ
- Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi:
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ
- Theo dòng sản phẩm cung ứng:
– Chuỗi cửa hàng chuyên biệt
– Chuỗi cửa hàng tiện lợi
– Chuỗi cửa hàng bách hóa
– Chuỗi siêu thị
– Chuỗi trung tâm thương mại
- Theo phương thức tổ chức kinh doanh:
– Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain) là hệ thống cửa hàng chuỗi do một doanh nghiệp sở hữu.
– Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain) bao gồm một loạt các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh cùng một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh tự nguyện liên kết với nhau để thực hiên các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô.
– Hợp tác xã của nhà bán lẻ
– Nhượng quyền thương mại
- Theo phương thức bán hàng
– Chuỗi cửa hàng truyền thống
– Chuỗi cửa hàng hiện đại
Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi:
– Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cửa hàng được sở hữu và quản lí tập trung. Với sự sắp xếp như vậy, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống cửa hàng bán lẻ và/hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường. Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống kinh doanh theo chuỗi là kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.
– Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang, nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới.
– Các phần tử trong chuỗi cũng hội nhập theo chiều dọc thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.
Sơ đồ tổ chức:
Chức năng:
- Hành chính – Nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành công ty, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty.
- Kế toán: Phụ trách vấn đề quản lý tài chính trong công ty và tổ chức kế toán.
- Sales: Phòng kinh doanh sẽ thu thập thông tin từ cửa hàng và bộ phận R&D để xác định được nhu cầu và lập kế hoạch kinh doanh ở chu kỳ tiếp theo, đồng thời tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên các kênh trực tuyển
- R&D: Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ mới
- Marketing: Chịu trách nhiệm thiết kế thương hiệu, logo, bài viết, quảng cáo cho sản phẩm và phát triển thương hiệu của công ty.
- Mua hàng: Tiếp nhận và xử lý những đề xuất mua hàng hóa, nguyên vật liệu, mua máy móc thiết bị…và đảm bảo cung ứng đúng hạn cho các bộ phận.
- Kiểm soát chất lượng: Lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra và tối ưu hóa về mặt kinh tế các nguồn lực đầu vào
- Kho: Lưu kho những hàng hóa, nguyên vật liệu, quản lý về hao mòn, thất thoát
- Chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận và xử lý những phản hồi từ khách hàng, đề xuất các chương trình dành cho khách hàng thân thiết
- Phát triển cửa hàng: Tìm kiếm vị trí và làm việc với các chủ mặt hàng để ký kết hợp đồng thuê dài hạn, làm việc với Đối tác để thiết kế và thi công cửa hàng dựa trên Concept thương hiệu có sẵn, tìm kiếm đối tác nhượng quyền.
Một số quy trình chính:
- Quy trình phát triển sản phẩm và dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh
- Quy trình mua hàng – thanh toán
- Quy trình khuyến mãi hàng tồn kho
- Quy trình kích cầu tiêu dùng
- Quy trình xử lý khiếu nại
- Quy trình mới mở cửa hàng
- Quy trình nhượng quyền cửa hàng
IV. Sơ đồ công ty giao nhận vận tải
Giao nhận vận tải (hay Freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ.
Sơ đồ tổ chức:
Chức năng:
- Hành chính – Nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức bộ máy điều hành công ty, quản lý nhân sự, chế độ chính sách và quy chế của công ty.
- Kế toán: Phụ trách vấn đề quản lý tài chính trong công ty và tổ chức kế toán.
- Marketing: Thường có ở những công ty Startup hoặc chưa có danh tiếng trên thị trường. Chịu trách nhiệm quảng cáo cho dịch vụ tạo Lead cho Sale và phát triển thương hiệu của công ty.
- Sales: Tìm kiếm và làm việc với tệp khách hàng B2B và B2C để bàn giao thông tin vận chuyển đến các bộ phận liên quan. Đối với những công ty nhỏ, nguồn khách hàng chủ yếu đến từ mối quan hệ nên sẽ không đẩy mạnh bộ phận này
- Vận hành: Office – Chuẩn bị thủ tục nhập cảng, chứng từ hải quan, bố trí vị trí của các xe container để lấy hàng/ Hiện trường – Đi theo tài xế, đảm bảo quá trình vận chuyển không bị gián đoạn, kiểm tra chất lượng hàng khi giao đến nơi quy định.
- Chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận và xử lý những phản hồi từ khách hàng, đề xuất các chương trình dành cho khách hàng thân thiết
- Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra các thông tin liên quan đến Khách hàng, Tài xê, Đơn hàng đảm bảo các bộ phận thực hiện đúng trách nhiệm cam kết
- Vận chuyển: Vận chuyển theo đơn hàng đến cho khách hàng đúng thời gian quy định
Quy trình chính:
- Quy trình giao nhận vận tải
- Quy trình vận hành đơn hàng
- Quy trình chốt giá đơn hàng B2B
- Quy trình xử lý khiếu nại