Bảng chấm công theo ca mới nhất 2024 FTSVN – Tải Miễn Phí

  1. Bảng chấm công theo ca là gì?

Bảng chấm công theo ca là một biểu mẫu quan trọng trong quản lý nhân sự và tính lương. Được áp dụng trong các doanh nghiệp có chế độ làm việc chia theo 2 – 3 ca làm việc mỗi ngày, mỗi ca làm việc 8 tiếng hoặc tùy theo sắp xếp của doanh nghiệp. Từ đó, giúp ghi nhận thời gian làm việc của từng nhân viên theo từng ca làm việc.

Chấm công theo ca thường được thực hiện như sau: Người lao động chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc. Người lao động có thể làm thêm giờ ngay trong ca của mình. Thời gian này được tính vào số giờ làm thêm. Nhiều doanh nghiệp cho người lao động linh hoạt luân chuyển các ca làm việc trong ngày, trong tuần và trong tháng.

Ngoài ra, có nhiều loại bảng chấm công khác như chấm công theo giờ, chấm công theo ngày. Tùy vào loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại bảng chấm công phù hợp.

Để quá trình xây dựng bảng chấm công theo ca được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp có thể tham khảo các Mẫu bảng chấm công theo ca dưới đây:

  • Bảng chấm công theo ca số 1:

Bảng chấm công theo ca đơn giản

  • Bảng chấm công theo ca số 2

Bảng chấm công theo ca chuyên nghiệp

  • Bảng chấm công theo ca số 3:

Bảng chấm công tăng ca excel theo Thông tư 133

  • Bảng chấm công theo ca số 4:

Bảng chấm công tăng ca kèm tổng số giờ làm chính thức, tổng số giờ làm thêm

  1. Những tiêu chí cần có trong bảng chấm công theo ca
  • Thông tin nhân viên (Họ và Tên + Mã nhân viên).
  • Ngày chấm công.
  • Giờ check in/ check out.
  • Ca làm việc.
  • Số giờ làm việc trong ca.
  • Số giờ thêm trong ca.
  • Tổng số giờ làm chính thức.
  • Tổng số giờ làm tăng ca.

Ngoài ra, bảng chấm công theo ca cần có thêm các thông tin như nghỉ phép, không nghỉ phép, nghỉ chế độ…

  1. Hướng dẫn các bước lập bảng chấm công theo ca đơn giản

4.1 Bước 1: Xây dựng bố cục bảng chấm công theo ca

Nhân sự nên xây dựng bố cục bảng chấm công theo ca với cách thức như sau:

  • Hàng đầu điền số ngày trong tháng.
  • Hàng thứ 2 điền các thứ tương ứng với ngày trong tháng.
  • Cột đầu tiên điền mã nhân viên, cột 2 điền tên nhân viên.
  • Cột thứ 3 điền ca (Ca 1, ca 2, ca 3, tăng ca).

Để xác định thứ tương ứng với ngày trong tháng, bạn có thể dùng hàm DATE. Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng như hình dưới đây.

Bố cục bảng chấm công theo ca tháng 3

4.2 Bước 2: Đếm số công trong các ca

Để dễ nhìn bạn nên dùng ký hiệu trong bảng chấm công theo ca. Nếu nhân viên làm thêm giờ thì ghi số giờ vào ô tăng ca là được.

Dưới đây là một số ký hiệu nhà quản trị nhân sự có thể tham khảo cho bảng chấm công theo ca của doanh nghiệp mình:

  • Ký hiệu X: Nếu nhân sự đi làm trong ca và làm đủ giờ, không tăng ca, không về sớm.
  • Ký hiệu P: Nếu nhân sự nghỉ phép 1 ca, P/2 nếu nhân sự nghỉ 0,5 ca.
  • Ký hiệu K: Nếu nhân sự nghỉ không phép.
  • Tăng ca TC: Đánh dấu bằng số giờ tăng ca của NLĐ.

Ký hiệu đếm số công trong các ca

4.3 Bước 3: Cách dùng công thức tính công

Vào cuối tháng, bạn hãy dùng công thức COUNTIF để đếm số công trong từng ca của mỗi nhân viên.

  • Thứ trong tuần: =DATE(năm;tháng;ngày)
  • Đếm số ca làm đủ: =COUNTIF([Vùng chấm công], “X”).
  • Với số ngày phép nhân viên nghỉ: =COUNTIF([Vùng chấm công], “P”).
  • Số ngày nhân viên nghỉ không phép: =COUNTIF([Vùng chấm công], “K”)
  • Với số giờ nhân sự làm thêm, chúng ta dùng hàm SUM: =SUM([Vùng chấm công]).

Cách dùng công thức tính công theo ca