Quy định chấm công tính lương theo luật?

Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, đều áp dụng một mẫu quy định chấm công tính lương nhất định cho công nhân viên của mình. Tuy nhiên, đa số các đơn vị vẫn áp dụng 2 phương pháp cơ bản để chấm công tính lương.

Ngày công quy định được hiểu là số ngày làm việc được quy định theo HĐLĐ bao gồm (các ngày nghỉ lễ/Tết vẫn hưởng lương) trừ các ngày nghỉ theo quy định của HĐLĐ, tùy chính sách của cơ quan chọn (Chủ nhật, Thứ bảy hoặc các ngày nào trong tuần)

Ngoài ra, công tác tính lương để tìm ngày công quy định trong tháng không nhất thiết ở Chủ nhật, thứ 7 nữa mà có thể là một ngày nào đó trong tuần. Miễn sao người lao động đảm bảo chế độ làm việc và thời gian làm việc đúng theo đúng quy định của HĐLĐ. Từ các điểm nêu trên, chúng ta có thể tính công và quy ra tiền lương một cách hợp lý nhất.

1. Phương pháp quy định chấm công tính lương đúng pháp luật

Phương pháp 1: Tính căn cứ theo ngày làm việc thực tế trong tháng

Hằng tháng, tùy theo tháng dương lịch và ngày nghỉ hằng tuần mà doanh nghiệp tính được ngày công chuẩn trong tháng.

Chẳng hạn: Doanh nghiệp quy định ngày nghỉ hằng tuần là Chiều thứ bảy và Ngày Chủ nhật. Thì kỳ lương được tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc của tháng lương đó.

Lương cuả nhân viên được tính như sau:

(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày công làm việc trong tháng/Ngày công chuẩn.

quy trình chấm công

Phương pháp 2: Cố định ngày công chuẩn cho các tháng tính lương

Hằng tháng khi tính lương, doanh nghiệp sẽ không quan tâm tới tháng dương lịch có bao nhiêu ngày. Và cố định ngày công chuẩn là một giá trị bất biến.

Ví dụ: Ngày công chuẩn trong tháng quy định chấm công tính lương thông thường hiện nay các Doanh nghiệp chọn là 24 công

Lương của nhân viên được tính như sau:

(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có) – [(Lương + Các khoản phụ cấp khác nếu có)*Ngày nghỉ không hưởng lương/Ngày công chuẩn]

Vậy mỗi phương pháp tính có điểm gì nổi bật khác nhau?

>>> Với phương pháp 1:

Lương cuả nhân viên sẽ biến động tùy theo từng tháng làm việc do ngày công chuẩn thay đổi. Nếu giả sử trong mỗi tháng họ đều có nghỉ một ngày không hưởng lương.

Khi nghỉ không hưởng lương, người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất. Điều này, có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp. Khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ.

>>> Với phương pháp 2:

Lương của nhân viên sẽ không biến động trong mọi tháng khi có số ngày nghỉ bằng nhau. Nếu lương hưởng theo quy định không thay đổi.

Xét về mặt tổng quỹ lương doanh nghiệp phải chi. Thì cả hai phương pháp này đều bù trừ qua lại và dẫn tới kết quả như nhau. Tuy nhiên chúng ta đều thấy, người lao động không hề boăn khoăn vì mức thu nhập của mình trong mỗi tháng. Bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định. Nghỉ bao nhiêu ngày thi họ bị trừ bấy nhiêu tiền. Trong trường hợp không có biến động về lương và ngươc lại. Tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Kết luận: Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ theo mỗi công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên khi chi phí dành cho quỹ lương là không khác biệt lắm giữa hai phương pháp trên. Thì tính ổn định, rõ ràng trong thu nhập sẽ làm tăng mức độ hài lòng của công nhân viên. Đồng thời, có thể góp phần tăng năng suất lao động tốt cho doanh nghiệp.

2. Quy định tính lương và trả lương đúng pháp luật

Công tác tính lương công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp sẽ được quy định như sau:

Việc tính toán lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc trên máy chấm công. Được đối chiếu với bảng chấm công khi cần thiết.

Việc tính toán lương dựa trên nguyên tắc chính xác về số liệu. Đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động đúng theo quy định.

Người lao động được nhận phiếu lương chi tiết hàng tháng. Được quyền đối chiếu với bảng lương tổng do Trưởng bộ phận trực tiếp giữ (bản copy).

Tiền lương trả cho người lao động: mỗi tháng một lần. Vào ngày 05 đến ngày 10 của tháng. Đối với lương sản phẩm, được trả làm hai lần, mỗi lần trả sau khi kết toán số lượng vào ngày 15, ngày 30 của tháng, lương sản phẩm được trả chậm nhất không quá 7 ngày sau ngày kết toán.

Quy định chấm công và áp dụng công cụ phần mềm HRM trong quản lý

Kết hợp cùng các quy định chấm công tính lương được doanh nghiệp đưa ra, máy chấm công sẽ giúp công tác chấm công, tính lương được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và chính xác đến 100%. Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư thiết bị máy chấm công và phần mềm HRM (tích hợp) cho văn phòng, cửa hàng hay xưởng sản xuất của mình, là có thể quản lý hiệu quả giờ giấc làm việc của công nhân viên mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều thời gian, cũng như công sức.