Quản lý sản xuất – Các phương pháp quản lý sản xuất tối ưu

I. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là gì? được hiểu là một khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó gắn liền với hoạt động của nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp.

Quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều quy trình phức tạp

Quá trình sản xuất sẽ biến các nguyên vật liệu thô hoặc các bộ phận riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, nó yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý nguyên liệu, sử dụng thiết bị hiện đại và duy trì an toàn lao động.

Quản lý sản xuất tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch và giám sát tiến độ của quá trình trên. Nó đảm bảo doanh nghiệp giao hàng đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo kế hoạch.

 FTSVN quan ly san xuat

Một công ty sản xuất chỉ có thể tối đa hóa lợi nhuận thông qua một quy trình sản xuất tiên tiến. Bởi vậy, quản lý sản xuất đòi hỏi sự phối hợp và giám sát của người quản lý giàu kinh nghiệm.

II. Quy trình quản lý sản xuất

Sau khi tìm hiểu về quản lý sản xuất là gì? hãy xem xét đến quy trình thực tế của nó. Quá trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm 4 giai đoạn chính:

1. Đánh giá năng lực sản xuất

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tự đánh giá năng lực sản xuất. Việc này cho phép ban lãnh đạo xác định được tiềm năng của mình so với thị trường.

Từ đó, doanh nghiệp có thể cân đối hạn mức đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, lên các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phù hợp.

2. Lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu

Sau khi có cơ sở đánh giá, nhà quản lý cần lập kế hoạch về nguyên vật liệu cần thiết. Đây là yếu tố cơ bản để có thể đảm bảo sản xuất theo kế hoạch.

3. Quản lý công đoạn sản xuất

Dựa vào kinh nghiệm và thực tế doanh nghiệp, người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất. Mọi người sẽ thực hiện theo quy trình đó để đảm bảo sự chặt chẽ, đồng bộ nhất. Bước này sẽ hạn chế tối đa các sai sót.

4. Quản lý chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là hình ảnh thương hiệu của bạn. Vì vậy quản lý chất lượng sản phẩm là khâu bắt buộc trước khi đến với người mua.

Việc quản lý, kiểm tra sản phẩm phải có báo cáo chi tiết về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại… Sản phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo các các tiêu chí của nhà nước, khách hàng và thị trường.

III. Vai trò của quản lý sản xuất 

Có nhiều lý do cho thấy quản lý sản xuất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh:

1. Giảm chi phí sản xuất

Quản lý sản xuất giảm chi phí cần thiết để sản xuất thành phẩm bằng cách tối đa hóa mọi công đoạn. Người quản lý có thể xem xét giảm tải nhiều quy trình làm việc để tiết kiệm nhân công, nguyên liệu và thời gian.

FTSVN quan ly san xuat thong minh

Điều này cho phép doanh nghiệp cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Đồng thời, nó tạo nên lợi thế cạnh tranh khi đưa sản phẩm ra thị trường.

2. Cải thiện khả năng cạnh tranh 

Nếu đối tác hoặc khách hàng tin rằng doanh nghiệp có quy trình tổ chức sản xuất tốt, họ sẽ ưu tiên lựa chọn bạn. Bởi lẽ, nó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ luôn giao hàng đúng hạn và đạt chất lượng.

Đây là thế mạnh to lớn giúp bạn luôn có mặt trên đường đua kinh doanh. Bạn cũng sẵn sàng để vươn lên và bứt phá so với các đối thủ khác.

3. Hoàn thành mục tiêu doanh số

Quản lý sản xuất giúp quá trình sản xuất thành phẩm diễn ra thuận lợi. Với những thành phẩm đạt chuẩn, được lòng khách hàng, mục tiêu doanh số của công ty là vô cùng khả thi.

Bạn có thể tận dụng lợi thế về sản xuất này để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, huy động vốn cải tiến và phát triển hơn nữa.

4. Cải thiện hình ảnh thương hiệu 

Nhiều công ty sản xuất hiện nay cung cấp sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng mà không qua trung gian. Do đó, việc xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng.

Quản lý sản xuất hiệu quả tạo cho khách hàng niềm tin vào sản phẩm. Đồng thời, họ sẽ tin vào chất lượng và tính sẵn có của chúng. Từ đó, bạn cải thiện hình ảnh thương hiệu và vươn tới những mục tiêu xa hơn.

5. Tối ưu hóa nguồn lực

Quản lý sản xuất là việc người quản lý tối ưu sức lao động, trang thiết bị và tạo ra môi trường làm việc tích cực.

Điều này có thể giảm mức lãng phí, tạo ra động lực và sự cân bằng cho công nhân viên. Ngày nay, các nhà quản lý còn đề xuất nhiều sáng kiến mới về công nghệ để tận dụng tối đa tài nguyên. Đồng thời, bảo vệ người lao động khỏi tai nạn hay các chất độc hại.