Máy chấm công cho công ty có nhiều chi nhánh cùng FTSVN

Ngày nay việc một công ty có nhiều chi nhánh nhiều trụ sở đã trở nên rất phổ biến . Tuy nhiên việc nhiều chi nhánh cũng gây ra rắc rối không nhỏ cho bạn trong việc quản lý giờ giấc tính lương thưởng bạn không thể cùng lúc tuyển thêm nhân viên chỉ để tính lương thưởng hay giờ làm cho 1 chi nhánh mà tất cả các chi nhánh sẽ được tính lương tính thưởng tại một trụ sở nhất định để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp . Vậy giải pháp để làm được như vậy là gì :

Đó chính là sử dụng hệ thống máy chấm công cho các chi nhánh thông qua Internet sẽ gửi dữ liệu về cho các nhân viên kế toán sau đó dựa vào đó để tính toán lương thưởng giờ giấc của các nhân viên trong công ty .

Tôi có thể đưa ra các phương pháp giúp các công ty có thể sử dụng hệ thống chấm công đa chi nhánh. 

1. Phương án NAT port:
+ Với từng địa điểm lắp máy chấm công, yêu cầu có kết nối mạng Internet.
+ Tín hiệu ADSL do nhà mạng cung cấp sẽ được xử lý thông qua Modem ADSL giúp cho hệ thống máy tính trong mạng LAN truy cập được Internet.
+ Máy Chấm Công được kết nối với mạng LAN tại địa điểm đó với một IP xác định rõ ràng.
+ Với mỗi một Modem kết nối Internet thông dụng hiện nay cho phép ta NAT một địa chỉ xác định nào đó trong cùng mạng nội bộ LAN đang sử dụng
Ta chỉ việc NAT địa chỉ IP của máy Chấm Công trực tiếp vào Modem.
+ Sau đó ta đăng ký một tên miền đại diện cho Modem đã NAT  địa chỉ IP của máy chấm công.
+ Như vậy khi khai báo Tên Miền với máy Sever quản lý dữ liệu có kết nối Internet nó sẽ trỏ đến Modem và kết nối đến máy Chấm Công để lấy dữ liệu.
Chú ý: Với phương án trên ta chỉ có thể gán được một máy chấm công với một địa chỉ xác định với một modem .
2. Phương án tập trung dữ liệu của máy chấm công về PC (Client) trung gian sau đó mới gửi về Sever:
+ Lựa chọn 1: Trong hệ thống mạng LAN tại từng địa điểm dữ liệu quẹt từ máy các chấm công sẽ được load về lưu trữ tại từng máy trạm. Sử dụng phần mềm đồng bộ hóa dữ liệu để đưa dữ liệu quẹt thẻ từ các máy trạm về Server qua Internet. Tất cả các dữ liệu quẹt thẻ, xử lý bảng công, đăng ký nghỉ và các phát sinh của nghiệp vụ chấm công sẽ được view, xử lý và tổng hợp trên SERVER.
+ Lựa chọn 2: Ở lựa chọn 2 sẽ sử dụng phần mềm đồng bộ hóa kết hợp với phần mềm chấm công được cài đặt tại các máy trạm để chuyển dữ liệu về Server qua Internet. Tại các máy trạm, nhân viên có thể view các dữ liệu quẹt thẻ, in các báo cáo đi làm, bảng công… và không được can thiệp chỉnh sửa vào dữ liệu quẹt thẻ hoặc đăng ký thêm bớt nhân viên.
+ Lựa chọn 3: Tại lựa chọn này, mỗi máy trạm cũng được cài đặt phần mềm chấm công và phần mềm đồng bộ hóa dữ liệu. Tại các máy trạm, người quản lý có thể sử dụng các thao tác và quản lý độc lập các nghiệp vụ chấm công tại mỗi địa điểm đó. Các dữ liệu tổng hợp sẽ được đồng bộ hóa và chuyển về Server qua internet.

Đây là 2 phương pháp để giải quyết vấn đề chấm công giữa các chi nhanh cho các công ty .

Tuy theo mô hình của từng chi nhánh, và mô hình tổ chức của doanh nghiệp để lựa chọn mô hình kết nối và đồng bộ hóa dữ liệu giữa các chi nhánh.

Môt giải pháp tốt giúp dữ liệu các chi nhánh luôn thông suốt, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành của toàn hệ thống.

Hãy tham khảo một số giải pháp của siêu thị máy chấm công đã được thực hiện tại các doanh nghiệp uy tín

 

Sau đây là một số máy chấm công mà chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng