Đi làm muộn có vi phạm nội dung kỷ luật lao động không?

Đi làm muộn có vi phạm nội dung kỷ luật lao động không?

Hiện nay, thị trường lao động đa dạng về ngành nghề và cách thức hoạt động của các công ty, doanh nghiệp. Nhiều đơn vị quản lý nhân sự của mình dựa trên tiến độ, năng suất và hiệu suất làm việc chứ không đặt nặng vấn đề “giờ giấc” là việc đến giờ thì nhân sự đó phải có mặt tại văn phòng, phải thực hiện chấm công đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lao động có thể tự do muốn đi làm và tan làm “lúc nào cũng được”, việc này ảnh hưởng đến trật tự của cơ quan, doanh nghiệp cũng như chất lượng công việc, chất lượng quản lý nhân sự của người sử dụng lao động.

đi làm muộn

Trên thực tế, người lao động khi làm việc cho người sử dụng lao động sẽ thông qua giao kết hợp đồng lao động, nội quy lao động. Khi người lao động có những hành vi sai phạm hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công việc, gây ảnh hưởng đến tập thể thì lúc nào pháp luật lao động cho phép người sử dụng lao động thực hiện quyền của mình đó là có thể xử lý kỷ luật lao động theo quy định. Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau :

Điều 117 : Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Như vậy, trong trường hợp khi người sử dụng lao động, doanh nghiệp, công ty đã có quy định rõ ràng về giờ làm việc và giờ tan làm ( tùy theo ca hoặc theo giờ hành chính ) mà người lao động không tuân thủ theo thì chính là đang có hành vi vi phạm về kỷ luật lao động. Đối với trường hợp của bạn, do người quản lý cũ đã làm việc và nắm bắt được tình hình trong thời gian dài để cân đối với những lợi ích chung của công ty, xí nghiệp, và bạn cũng chưa có hanh vi sai phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng lao động hoặc những người xung quanh nên có thể “châm trước” cho bạn. Còn thực tế, nếu xét theo góc độ nội dung quy định về kỷ luật lao động tại đơn vị bạn thì bạn đã vi phạm kỷ luật lao động, nên khi người quản lý mới có biện pháp xử lý đối với hành vi này của bạn cũng là đúng theo quy định pháp luật. Luật Lao động quy định về Hình thức xử lý kỷ luật lao động theo Điều 125 như sau:

– Hình thức xử lý kỷ luật Khiển trách ;

– Hình thức xử lý kỷ luật Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

– Hình thức xử lý kỷ luật Cách chức ;

– Hình thức xử lý kỷ luật Sa thải.

đi làm muộn quá

Luật quy định về 03 hình thức trên để áp dụng khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động mà cơ quan, doanh nghiệp đã đặt ra trước đó nhằm đảm bảo tính thống nhất và trật tự lao động. Ngoài ra, tại Điều 127 – Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về những hành vi bị cấm khi người sử dụng lao động áp dụng các hình thức kỷ luật với người lao động như sau :

– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động ;

– Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động ;

– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Như vậy, trường hợp người quản lý mới tại doanh nghiệp của bạn đưa ra nội quy về việc nếu người lao động đi làm muộn hoặc tan làm sớm thì sẽ bị xử lý vi phạm bằng hình phạt nộp phạt hoặc tính số lần đi muộn, về sớm để trừ tiền phạt vào tiền lương của cuối tháng đó là vi phạm vào điều cấm của Bộ Luật lao động năm 2019 hiện hành. Chính vì vậy, khi quyết định hình phạt nhằm mục đích giáo dục cũng như yêu cầu người lao động phải tuân thủ theo nội dung lao động thì người sử dụng lao động cần lưu ý những vấn đề cấm khi áp dụng những hinh thức kỷ luật. Nếu người sử dụng lao động không nắm được quy định mà thực hiện kỷ luật sai hoặc cố tính kỷ luật sai thì người lao động có thể khiếu nại về hành vi vi phạm này.