Việc lập và quản lý bảng chấm công thợ xây là một yêu cầu quan trọng giúp các công ty xây dựng kiểm soát tốt nguồn lực lao động và chi phí nhân công trực tiếp dưới công trường được sử dụng cho từng dự án. Tất cả công tác quản lý công nhân, bảng chấm công không tốt sẽ dẫn tới 2 nguy cơ: phân bổ nguồn lực kém hiệu quả và đội chi phí công trình.
Vậy quản lý bảng chấm công xây dựng như thế nào để tối ưu thời gian và nguồn lực của các doanh nghiệp? Cùng FTSVN theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.
Bảng chấm công xây dựng là gì?
Bảng chấm công xây dựng hay bảng chấm công thợ xây là một công cụ quản lý và ghi nhận thời gian làm việc của đội ngũ công nhân thực hiện thi công dưới công trường xây dựng. Nó được sử dụng để ghi lại số giờ làm việc của công nhân, thợ xây trong ngày để tính toán chi phí nhân công. Bảng chấm công cũng cho biết tại một công trường xây dựng cụ thể, trong ngày đã có bao nhiêu công nhân tham gia thi công, ở các tổ đội nào và thời gian làm việc trong ngày để đánh giá tình hình sử dụng, phân bổ nhân công cho các nhà quản lý dự án.
Bảng chấm công xây dựng thường được kỹ sư trưởng, chỉ huy trưởng giám sát trực tiếp dưới công trường lập và ghi chép. Việc lập bảng chấm công cần đảm bảo tính chính xác và minh bạch để phục vụ tính toán lương, đánh giá hiệu suất lao động, và tuân thủ các quy định về lao động và lương công nhân trong ngành xây dựng.
Bảng chấm công thợ xây là bắt buộc trong các công trình xây dựng
Các hình thức chấm công cho công nhân, thợ xây
Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng có các hình thức chấm công công nhân, chấm công công trình phổ biến sau:
- Chấm công bằng sổ chấm công
- Chấm công trên file Excel
- Chấm công bằng máy chấm công
- Chấm công bằng phần mềm chấm công
Các hình thức chấm công công trình hiện nay
Do nhược điểm của việc chấm công bằng sổ hay file Excel là mất thời gian tổng hợp và dễ sai sót. Nhược điểm của máy chấm công là khó chấm công, hay lỗi do ở công trường bụi bặm, công nhân thường xuyên mất hoặc mờ vân tay không chấm công được. Nhiều nhà thầu, công ty xây dựng hiện nay đã sử dụng hình thức chấm công bán tự động và chấm công tự động hoàn toàn với phần mềm chấm công FTSHRM
- Chấm công bán tự động: đồng bộ dữ liệu chấm công từ máy vân tay sang phần mềm để tự động hóa bảng công
- Chấm công tự động: sử dụng hình thức chấm công bằng di động. Công nhân hàng ngày tới công trường dùng Phần mềm chấm công sẽ khắc phục triệt để những vấn đề tồn tại ở phương pháp chấm công truyền thống, tiết kiệm thời gian và công sức để đi chấm công từng người một. Đặc biệt là khả năng xử lý tự động hoàn toàn bảng công, giảm thời gian lập bảng công và tính công cho phòng Kế toán.
Bảng chấm công thợ xây, công nhân gồm những gì?
Các thành phần cơ bản cần có của một bảng chấm công thợ xây gồm các mục sau:
- Thông tin của từng cá nhân chấm công, gồm có: Họ tên (Ngày sinh) của công nhân xây dựng và ngày bắt đầu đi làm (không bắt buộc)
- Vị trí/ tổ đội của thợ xây: do thợ xây có rất nhiều cấp bậc như học việc, thợ phụ, thợ chính… nên vị trí cấp bậc của nhân viên cũng cần được ghi rõ trong bảng chấm công thợ xây
- Các loại lương mà thợ xây được nhận: lương cơ bản, lương phụ cấp và lương ngày công thực tế. Trong đó ngày công thực tế được tổng hợp từ các ngày đi làm của công nhân.
- Tổng lương nhận cuối cùng: Cộng tổng các loại lương mà công nhân được nhận: lương cơ bản, phụ cấp cố định và lương công nhật được tính theo công thức = số ngày đi làm x 1 đơn vị ngày lương
- Cột ký tên để công nhân ký nhận
- Cột tạm ứng (nếu có): để ghi lại các khoản tạm ứng lương trong tháng trước đó của công nhân. Lấy tổng lương trừ đi lương tạm ứng sẽ ra lương thực nhận mà doanh nghiệp cần trả cho công nhân vào kỳ thanh toán lương của tháng.
Mẫu bảng chấm công xây dựng (nguồn: Sưu tầm)
Tại sao cần lập bảng chấm công cho công nhân xây dựng?
Cũng như bất kỳ ngành nghề nào khác, doanh nghiệp sử dụng lao động cần ghi nhận lại ngày công tức thời gian làm việc của nhân viên để tính lương cuối tháng, với doanh nghiệp xây dựng cũng không ngoại lệ.
Hơn thế, đặc thù của các doanh nghiệp xây dựng là họ có lượng nhân viên là công nhân, thợ xây cực lớn lên tới hàng trăm và nghìn người. Và tiền lương của công nhân liên quan trực tiếp tới ngày công, do đó yêu cầu lập bảng chấm công thợ xây là bắt buộc.
Thông thường, các doanh nghiệp xây dựng tổ chức chấm công theo công trình để quản lý chi phí nhân công, hạch toán vào chi phí dự án cụ thể.
Tùy theo đặc thù, loại hình và độ phức tạp của dự án, mà lương trả cho công nhân hay thợ xây cũng khác nhau. Công trình có bản vẽ càng phức tạp đòi hay tay nghề thợ xây càng cao, theo đó lương trả cho thợ xây cũng sẽ cao.
Mẫu bảng chấm công xây dựng trên excel
Cách tạo bảng chấm công thợ xây trên Excel
- Bước 1: Tạo các thông tin cơ bản trong bảng chấm công bao gồm: tên công ty, tên công trình, thời gian thi công, bộ phận thi công (nếu như bạn tách riêng mỗi bộ phận thi công 1 bảng chấm công), tên chỉ huy trưởng phụ trách bảng chấm công
- Bước 2: Tham chiếu các thông tin cụ thể của từng cá nhân thợ xây vào bảng chi tiết bao gồm: vị trí, bậc lương, hệ số lương, các loại lương được nhận
- Bước 3: Chỉ huy trưởng thực hiện chấm công hàng ngày cho công nhân, thợ xây bằng cách ghi 1 vào cột ngày công nhân có đi làm. Việc điểm danh được diễn ra vào đầu ngày hoặc nửa ngày với những công nhân đi làm nửa ngày.
Mẫu bảng chấm công thợ xây trên Excel
Ai là người có trách nhiệm chấm công cho công nhân, thợ xây?
Những người có trách nhiệm lập bảng chấm công thợ xây là: bộ phận kế toán/nhân sự hoặc kỹ sư/chỉ huy trưởng giám sát thi công trực tiếp tại công trình.
Quy định về làm thêm giờ trong ngành xây dựng như thế nào?
Với các công trình mà đội công nhân thường xuyên phải làm thêm giờ. Doanh nghiệp có thể áp dụng mẫu bảng chấm công làm thêm giờ được quy định tại Thông tư 200 – CP để làm cơ sở tính lương làm thêm giờ cho công nhân chuẩn xác nhất. Mẫu bảng chấm công thợ xây làm thêm giờ được chia ra làm 4 mức:
- Làm thêm giờ ngày
- Làm thêm giờ đêm
- Làm thêm vào T7/CN
- Làm thêm giờ vào Lễ Tết.
Mỗi mức sẽ được quy định chế độ và cách tính khác nhau.