Giá trị cốt lõi tạo ra doanh nghiệp thành công? (P1)

Để thành công, CEO cần chú trọng xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (Core Value) trước khi thiết lập các chiến lược kinh doanh. Thuật ngữ này thường được gắn liền với các cụm từ: Tầm nhìn, sứ mệnh hay văn hóa doanh nghiệp. Core Value của một doanh nghiệp là yếu tố định hướng vô cùng quan trọng.

Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ giá trị cốt lõi và giá trị cốt lõi của 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

1. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

Giá trị cốt lõi (Core Value) của doanh nghiệp là gì? Trước khi đi vào khái niệm này chúng tôi sẽ giải thích khái niệm giá trị là gì và cốt lõi là gì.

Có thể hiểu một cách đơn giản, giá trị của một tổ chức là thuật ngữ chỉ những điểm nổi bật, đặc trưng, quan điểm riêng của tổ chức. Đây chính là nền tảng của tổ chức.

Như vậy, có thể hiểu giá trị cốt lõi là những nguyên tắc nền tảng của tổ chức. Đây là yếu tố quan trọng của tổ chức vì nó điều hướng hoạt động của tổ chức và các cá nhân trong tổ chức đó. Đây là lý do tại sao Core Value luôn đi kèm thêm các thuật ngữ khác như: Tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp.

Nhìn vào các giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, khách hàng có thể đánh giá phương thức làm việc, cách thức tạo ra dịch vụ của doanh nghiệp. Những giá trị này rất có chiều sâu và vô cùng quan trọng với tổ chức. Như chúng tôi đã phân tích, đây là những yếu tố căn bản, nền tảng tạo nên tổ chức.

Giá trị doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi sẽ không bị thay đổi theo các biến động từ bên ngoài của thị trường. Nếu gặp sự cố hoặc đang trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thay đổi mô hình, cách thức kinh doanh. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được giữ nguyên.

2. Giá trị cốt lõi khẳng định vị thế của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi là những yếu tố nòng cốt, trọng yếu của một doanh nghiệp. Trong một tổ chức, core value đóng nhiều vai trò quan trọng như:

  • Định hướng tầm nhìn chiến lược: giá trị cốt lõi là nền tảng chuẩn mực cho các thành viên trong tổ chức điều hướng hành vi ứng xử của mình. Những giá trị này kết hợp cùng với kinh nghiệm, kiến thức của các thành viên trong tổ chức sẽ trở thành văn hóa doanh nghiệp.
  • Giữ vững giá trị đặc trưng của doanh nghiệp: giá trị cốt lõi sẽ có ảnh hưởng nhất định tới quyết định của nhà quản trị.
  • Core value trở nên dễ hiểu và dễ ghi nhớ: khách hàng, đối tác của doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận diện và đánh giá công ty qua trị cốt lõi của họ.
  • Thúc đẩy phát triển trong tương lai: đây cũng là yếu tố để thu hút và giữ lại những nhân viên có năng lực, có đóng góp với doanh nghiệp. Bởi hình ảnh của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức và ngược lại. Các ứng viên sẽ đánh giá giá trị này qua 2 yếu tố: Tổ chức tin tưởng vào điều gì và niềm tin đó được thể hiện như thế nào.

Số liệu thống kê về tầm quan trọng của giá trị cốt lõi, trải nghiệm của nhân sự trong doanh nghiệp

  • Trong các doanh nghiệp chú trọng kết nối nhân sự, năng suất công việc được cải thiện từ 20% – 25%. (Nguồn: Viện McKinsey Global)
  • 1/3 nhân sự toàn cầu đồng ý với quan điểm: “Sứ mệnh và mục đích của doanh nghiệp khiến tôi cảm thấy công việc của mình quan trọng, cần đầu tư nhiều công sức”. Nhân sự xác định được tầm quan trọng của việc giúp giảm tỷ lệ vắng mặt, cải thiện chất lượng dịch vụ. (Nguồn: Gallup)
  • 46% người tìm việc cho rằng văn hóa công ty là yếu tố họ cân nhắc giữa các nhà tuyển dụng. (Nguồn: Jobvite)
  • 51% nhân sự tại các doanh nghiệp đang tìm kiếm công việc mới và theo dõi tin tuyển dụng. (Nguồn: Gallup)
  • 67% người trả lời khảo sát thông tin rằng họ cần giao tiếp và trao đổi nhiều hơn với lãnh đạo. (Nguồn: FleishmanHillard)